Hiện nhiều người, trong đó có những người trẻ cũng bị cao huyết áp, vậy làm thế nào để giảm thiểu hoặc khắc phục tình trạng này?
1. Thế nào là cao huyết áp?
Khi máu di chuyển trong lòng mạch máu với áp lực cao
hơn bình thường, khi đó bạn bị cao huyết áp. Tim phải gắng sức bơm máu
vào lòng mạch.
Con số đầu tiên được gọi là huyết áp tâm thu. Đây là áp
lực tối đa dội vào thành mạch khi tim co bóp. Con số thứ hai là huyết
áp tâm trương, đây là áp lực giữa các lần co bóp khi tim nhận máu trở
về. Kết quả đo huyết áp thường ghi huyết áp tâm thu trước, huyết áp tâm
trương sau, ví dụ như 120/80 mmHg (millimet thủy ngân).
Huyết áp có thể lên xuống trong ngày, điều này hoàn
toàn bình thường, cũng như huyết áp thấp hơn khi chúng ta ngủ và cao hơn
khi gắng sức.
Trị số huyết áp (từ 18 tuổi trở lên)
| ||
|
Huyết áp tâm thu (mmHg)
|
Huyết áp tâm trương (mmHg)
|
Bình thường
|
Nhỏ hơn 120 và nhỏ hơn 80
| |
Tiền cao huyết áp
|
120-139 hay 80-89
| |
Cao huyết áp
| ||
Giai đoạn 1
|
140-159 hay 90-99
| |
Giai đoạn 2
|
160 hoặc cao hơn hay 100 hay cao hơn
|
Với bệnh nhân bị cao huyết áp, mục tiêu điều trị là hạ huyết áp xuống dưới 140/90 mmHg.
Với bệnh nhân bị tiểu đường hay bệnh thận, mục tiêu điều trị là hạ huyết áp xuống dưới 130/80 mmHg.
Những điều lưu ý khi đo huyết áp
- Không uống cà phê hay hút thuốc 30 phút trước khi đo huyết áp
- Vào nhà vệ sinh trước khi đo huyết áp
- Ngồi nghỉ 5 phút trước khi đo
- Mặc áo tay ngắn để bộc lộ cánh tay dễ dàng
- Khi đo, tựa lưng vào ghế hay tường, cánh tay đặt trên gối, ngang tim
- Khoảng cách giữa 2 lần đo tối thiểu là 2 phút
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân chính xác chưa biết. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Trong gia đình có người bị cao huyết áp
- Tuổi tác. Hơn một nửa người già bị cao huyết áp
- Hút thuốc lá
- Nam giới dễ bị cao huyết áp hơn nữ giới (cho đến khi mãn kinh)
- Ít hoạt động. Béo phì. Ngưng thở trong lúc ngủ.
- Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng
- Ăn mặn quá mức
- Có vấn đề về cảm xúc
Cao huyết áp có thể là tác dụng phụ của một số thuốc
hay gây ra do các vấn đề nội khoa khác, còn gọi là cao huyết áp thứ
phát. Chứng cao huyết áp này sẽ biến mất khi giải quyết được nguyên
nhân.
3. Triệu chứng
Chứng cao huyết áp được gọi là một bệnh thầm lặng vì
thường bệnh nhân không hề có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào. Nhiều
người đã bị cao huyết áp nhưng vẫn không hề hay biết. Vì vậy nên đi khám
bệnh và đo huyết áp, tối thiểu là mỗi 2 năm hay ngắn hơn, tùy theo
khuyến cáo của BS.
Khi huyết áp rất cao, các dấu hiệu sau có thể gặp:
- Nhức đầu dữ dội
- Chảy máu mũi
- Tim đập không đều
- Thay đổi thị lực
- Nghe ồn hay kêu vo vo trong lỗ tai
- Đau ngực
- Lẫn lộn
4. Chẩn đoán
Chẩn đoán bằng cách đo huyết áp
Để kết luận cao huyết áp, cần đo ít nhất 2 lần ở 2 thời điểm khác nhau.
Nếu huyết áp của bạn bình thường tốt rồi đột ngột cao
lên, bạn đừng hốt hoảng. Nhiều nguyên nhân gây cao huyết áp tạm thời và
không để lại di chứng gì. Các nguyên nhân đó bao gồm: lo lắng và các rối
loạn cảm xúc mạnh khác, hoạt động sinh lý quá mức hay dùng nhiều
caffeine.
Có nhiều khi chỉ cần đến bệnh viện hay phòng
mạch huyết áp thôi là đã cao huyết áp rồi hay còn gọi là cao huyết áp áo
blouse trắng. Nếu bạn cảm thấy mình bị chứng này hãy báo với bác sĩ để
được đề nghị đo huyết áp tại nhà hay đeo thiết bị kiểm tra huyết áp 24
giờ.
5. Các vấn đề sức khỏe liên quan đến cao huyết áp
Cao huyết áp chủ yếu gây ra các vấn đề sau:
- Đột quị, tổn thương não, mất trí nhớ.
- Bệnh tim. Người bị cao huyết áp có nguy cơ bị nhồi
máu cơ tim 5 lần hơn những người không bị cao huyết áp. Ngoài ra,
cao huyết áp còn gây ra tim lớn hay suy tim ứ huyết.
- Bệnh thận mãn tính. Suy thận
- Mờ mắt. Có thể mù.
6. Dự phòng và tự kiểm soát
Để dự phòng cũng như kiểm soát tốt cao huyết áp, cần thiết nên có lối sống lành mạnh
• Đo huyết áp đều đặn định kỳ
• Cố gắng giữ chỉ số BMI (Body mass index) ở mức độ 18,5-25
|
|
Lưu ý khi đo chiều cao, không mang giày dép, khi cân nên mặc quần áo mỏng
- Không hút thuốc. Nếu bạn có hút thuốc,cố gắng bỏ thuốc.
- Ít uống rượu bia
- Hạn chế uống cà phê
-Tập thể dục. Cố gắng tập thể dục 60 phút 1 ngày
- Học cách kiểm soát stress.Tham gia các lớp học.Tập các phương pháp thư giãn…
- Dùng thuốc hạ áp. Báo BS biết về các tác dụng phụ của
thuốc có thể gặp như chóng mặt, ngất hay ho khan. Đừng tự động ngưng
thuốc trừ phi BS yêu cầu bạn.
- Báo BS hay dược sĩ của bạn biết trước khi bạn dùng
thuốc kháng histamine và thông mũi, vì có thể đưa đến tương tác thuốc
gây hại.
7. Điều trị
Cao huyết áp thường kéo dài suốt đời, tuy nhiên có thể điều trị và kiểm soát tốt.
Điều trị bao gồm:
• Khám lâm sàng và làm xét nghiệm. Các khám nghiệm nhằm phát hiện các tổn thương tim, thận và các cơ quan khác.
• Giữ lối sống lành mạnh, có lợi cho sức khỏe.
• Thuốc. BS quyết định dùng thuốc dựa trên chỉ số huyết
áp, tuổi, bệnh tim, yếu tố nguy cơ…Hãy báo BS về bất cứ tác dụng phụ
nào bạn gặp phải.
Theo BS CK II Huỳnh Hồng Hạnh - BV Ung bướu TP.HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét